1. Tham khảo các phương tiện truyền thông để biết khủng hoảng danh tiếng của mình bắt nguồn từ đâu (từ nhân viên, từ truyền thông, từ bà bán hàng rong hay ông khách hàng chơi xấu...).
2. Đánh giá mức độ tiêu cực ảnh hưởng đến công ty của bạn, cũng như đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của tình hình.
3. Xác định các ý kiến khiếu nại và ghi nhận những thông tin có giá trị.
4. Nếu tình hình nguy hại, hãy phản hồi công khai và nhanh chóng; ngược lại, đừng công khai phản hồi vì nó chỉ làm cho tình hình của chính bạn càng tồi tệ thêm mà thôi.
5. Nếu có một nhân viên luôn bất bình với công ty hay nhà lãnh đạo mà không dựa trên cơ sở nào, bạn hãy tìm gặp riêng người đó, tìm hiểu lý do và đáp ứng nhu cầu của nhân viên đó; bằng không, hãy để họ ra đi vui vẻ.
6. Dành thời gian (dù bạn không có nhiều thời gian cho lắm) để gặp riêng các nhân viên, trò chuyện cởi mở với họ, có thể là trong một bữa tiệc thân mật nào đó hay giờ ăn trưa. Bên trong công ty, với tư cách là CEO, bạn hãy tổ chức các cuộc họp thường xuyên toàn công ty, hay một nhóm nhỏ các thành viên để cùng thảo luận công khai và đặt ra các câu hỏi mang tính xây dựng.
Trong tình hình này, chỉ có duy nhất một con đường cho CEO xử lý tình huống tiêu cực, đó là “minh bạch toàn diện”, theo Middleberg - CEO của Middleberg Communications.