Bạn sẽ gặp một chút khó xử: Một mặt, bạn không muốn thú nhận với bất kỳ sai lầm hoặc khuyết điểm nào, mặt khác, tự công nhận mình hoàn hảo và không có khuyết điểm là điều hầu hết các nhà tuyển dụng đều không thích.
Vậy làm thế nào để bạn vừa có thể tránh thừa nhận lỗi, vừa không thể hiện tính tự phụ và tự cho mình hoàn hảo?
Dưới đây là một số biện pháp đối phó thông minh trong tình huống phỏng vấn này:
Sử dụng tính hài hước
Bạn có thể né tránh điểm yếu thật và cởi mở nói chuyện, chia sẻ với nhà tuyển dụng bằng một câu chuyện hài hước thay vì việc trả lời vào đúng trọng tâm câu hỏi.
Tuy nhiên, nếu phải sử dụng biện pháp này, bạn cần phải thực sự lưu ý. Nếu ngay khi mở đầu bạn đã nhận được sự mỉm cười và đáp lại của nhà tuyển dụng, bạn có thể tiếp tục. Ngược lại, nó sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải dừng lại.
Đưa ra ví dụ về điểm yếu trong cuộc sống riêng chứ không phải công việc
Phương pháp này cực kỳ hữu ích. Bạn vừa có thể tránh “phanh phui” ra những điểm yếu tồn tại trong công việc, lại vừa có thể chỉ ra được ít nhất là một điểm yếu và không bị nhà tuyển dụng cho là tự mãn cho rằng mình quá hoàn hảo.
Những câu trả lời thông minh và thực tế nhất trong trường hợp này có thể là: Tôi rất kém trong việc sửa chữa đường ống nước ở nhà, nấu ăn không giỏi…
Nêu ra một sự việc đã xảy ra từ rất lâu nhưng bạn đã rút ra được bài học từ đó
Cách trả lời này cho nhà tuyển dụng thấy được, bạn không phải là người quá hoàn hảo và không bao giờ phạm phải sai lầm. Nhưng quan trọng hơn là bạn đã rút ra được bài học sau đó.
Một số tình huống có thể đưa ra là: “Năm năm trước, tôi thường bị cấp trên la mắng vì việc để giấy tờ lộn xộn. Nhưng tôi đã học được cách dành 15 phút mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu vào làm việc để xắp xếp lại tài liệu. Hiện tại tôi có thể tự tin về tính ngăn nắp cẩn thận hơn bất kỳ đồng nghiệp nào khác”.
Nói về điều mà nhà tuyển dụng cho là điểm mạnh
“Tôi rất sợ bị gián đoạn công việc giữa chừng. Chính vì thế tôi thường phải ở lại văn phòng làm việc rất muộn để giải quyết xong công việc mặc dù gia đình tôi phàn nàn rất nhiều vì tính ‘ham công tiếc việc’ và thường xuyên về nhà muộn này”.
Đây là một câu trả lời hoàn hảo. Không một ông chủ nào có thể không xúc động bởi một nhân viên chăm chỉ và có tính ham làm việc. Có thể bạn coi đó là tính xấu, là điểm yếu, nhưng nó là yếu tố mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn.
Tránh trả lời: “Tôi không biết”
Không chỉ trong những câu hỏi yêu cầu tự phê bình bản thân mà với tất cả các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, các nhà tuyển dụng đều không muốn nghe câu trả lời là “tôi không biết”. Họ đều muốn bạn tích cực và nhiệt tình trả lời mọi câu hỏi, như thế bạn mới có khả năng được đánh giá cao.