Hãy từ bỏ thói quen cái gì không biết cũng ngay lập tức đi hỏi người khác, bởi vì biết đâu những thông tin đó là điều cực cơ bản trên Google. Vì vậy, đơn giản bạn có thể tìm kiếm trên Google trước khi tìm đến sự giúp đỡ của một người chuyên về lĩnh vực đó. Trong một số trường hợp, người được hỏi sẽ cảm thấy ức chế vì bạn hỏi những điều mà đã có đầy trên mạng.
Tập tìm kiếm các thắc mắc trên Google trước khi hỏi người khác.
2. Phân biệt thông tin thật, giả, quảng cáo
Thông tin trên internet là vô cùng phong phú, bao gồm cả thông tin thật, giả và quảng cáo. Khi tiếp cận với internet, bạn cần có sự tỉnh táo để tiếp nhận những thông tin thật từ các trang báo chính thống cũng như các website uy tín. Ngoài ra, các bài viết mang nhiều từ ngữ hoa mỹ, mời gọi thì rất có thể chỉ là một bài quảng cáo.
Thông tin thất thiệt được đăng tải bởi các trang web trên mạng.
3. Tránh xa các luồng thông tin nhảm nhí
Các thông tin này có thể là có thật, nhưng nội dung đó không mang lại cho bạn bất kỳ một lợi ích nào, thậm chí còn khiến bạn nhìn cuộc sống này tiêu cực hơn, như các vụ "lộ hàng" trong showbiz, giết người chặt xác,... Bạn nên tránh xa những thông tin này, nếu có đọc thì cũng phải nhạy bén chọn lọc ngay từ tiêu đề, tóm tắt.
Thông tin nên hạn chế đọc.
4. Nhận biết dữ liệu độc hại
Một lượng lớn dữ liệu trên internet có chứa mã độc và dễ dàng qua mắt người dùng ít kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những kỹ năng khó đối với người dùng internet. Song với khả năng tìm tìm, học hỏi từ các chia sẻ, kinh nghiệm, thủ thuật trên mạng thì không khó để bạn nhận ra các chiêu trò cơ bản. Chẳng hạn như virus ẩn chứa trong hình ảnh đính kèm theo e-mail lạ, các e-mail, banner quảng cáo trúng thưởng,...
Email được đính kèm tập tin có chứa mã độc.
5. Kiểm tra e-mail thường xuyên
Đừng để người khác phải khó chịu vì chờ đợi e-mail trả lời của bạn! Bạn có đủ khả năng đánh giá e-mail nào cần trả lời, e-mail nào không. Chẳng hạn, một bức e-mail cảm ơn thì bạn có thể đọc rồi thôi; nhưng với một e-mail thắc mắc hay tâm sự một loạt vấn đề nào đó, và người ta mong muốn nhận được hồi âm, thì bạn im lặng là một sai lầm. Tốt hơn hết, nên có một e-mail trả lời trong trường hợp này, mặc cho nội dung trả lời có đúng trọng tâm hay không.
Kiểm tra e-mail thường xuyên để nhanh chóng hồi đáp người gửi.
6. Biết sử dụng Skype
Đã hết thời của Yahoo! Messenger, giờ đây là Facebook và Skype. Mặc dù tính năng chat trên Facebook khá tiện lợi, nhưng đó không phải là một ứng dụng chat đủ độ bền vững theo thời gian. Thay vào đó, bạn nên học sử dụng Skype ngay từ bây giờ.
Tập sử dụng Skype để chat, trao đổi công việc.
7. Gõ tiếng Việt có dấu đúng chuẩn
Một thực tế phũ phàng là phần lớn người dùng internet sử dụng tiếng Việt không dấu, tiếng Việt "chế", ngôn ngữ teen. Có thể cách gõ tiếng Việt như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhưng tiếng Việt có dấu đúng chuẩn vẫn là điều mà bạn nên chú ý khi tham gia các diễn đàn nghiêm túc, soạn thảo e-mail.
Tiếng Việt có dấu không khó đâu!
8. Bảo mật thông tin cá nhân
Thói quen cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân công khai trên mạng, thậm chí là địa chỉ nhà, tên, tuổi, số điện thoại là cực kỳ nguy hiểm. Bạn chỉ nên cung cấp các thông tin này cho riêng người cần biết; khi chia sẻ số điện thoại lên mạng, có thể sử dụng mẹo gõ số và chữ xen kẽ nhau (ví dụ: 0909.một-21.một-năm-...).
Bảo mật thông tin cá nhân trên internet là một thói quen tốt.
9. Tạo dấu ấn riêng
Đơn giản đó có thể là một trang cá nhân sạch, đẹp trên Facebook. Xa hơn, bạn có thể xây dựng một blog, website riêng hay một kênh trên YouTube mà theo bạn nó tạo nên dấu ấn riêng cho mình.
Hãy xây dựng một blog cá nhân cho mình.
10. Ảo ra ảo, thật ra thật
Sau những cái ảo trên internet thì bạn hãy dành phần lớn thời gian cho các hoạt động ngoài đời thật, như gặp gỡ bạn bè, chơi thể thao,... Đừng để mình bị sa lầy trên mạng, như nghiện Facebook, nghiện game online.