Thuế phải nộp = (Tổng Doanh thu – tổng chi phí) x thuế suất
= Tổng doanh thu x thuế suất – tổng chi phí x thuế suất.( Sở dĩ mình nêu hai công thức này ra dù nhìn qua có vẻ…giống nhau, nhưng trong trường hợp thuế suất đầu ra với thuế suất đầu vào khác nhau thì sẽ tính theo công thức thứ 2).
– Đối với phương pháp khấu trừ thì hiểu theo nghĩa ngược lại một tý:
Tổng giá thanh toán = Doanh thu chưa thuế + Thuế, hai khoản này được bóc tách ra riêng biệt và theo dõi riêng phục vụ cho mục đích quản lý:
+ Tổng giá thanh toán là theo dõi tổng số tiền còn phải thu ( Nếu bán hàng) hoặc tổng số tiền phải trả ( nếu mua hàng);
+ doanh thu chưa thuế theo dõi giá trị hợp lý hợp lệ trong việc tính toán doanh thu ( nếu bán hàng) và chi phí ( nếu mua hàng) để tính ra lãi, lỗ thực sự cuối kỳ.
+ Thuế được theo dõi riêng để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. ưu điểm của nó là có thể tính được tổng thuế phải nộp ( khi phát sinh doanh thu) và tổng thuế được khấu trừ ( khi phát sinh chi phí) một cách rõ ràng và nhanh chóng. Nếu:
Thuế phải nộp > thuế được khấu trừ: Còn phải nộp cho nhà nước số chênh lệch.
Thuế phải nộp < Thuế được khấu trừ: được khấu trừ số c.lệch này.Nếu được khấu trừ 3 tháng liên tiếp có quyền “đòi” nhà nước hoàn lại số thuế này ( hoàn thuế)
============>>>>>>>>>>>>>>>>>>> một số điểm khác nhau:
– Thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp không phải thuế gián thu, số thuế phải nộp sẽ trừ vào doanh thu thuần cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
– Thuế phải nộp theo pp khấu trừ được theo dõi riêng nên không ảnh hưởng đến doanh thu thuần cuối kỳ.
– Tính thuế theo pp trực tiếp sẽ có hiện tượng đánh trùng thuế ( tức là đánh nhiều lần thuế trên cùng một mức doanh thu), thuế khấu trừ khắc phục được hạn chế này.
– Tính thuế GTGT theo pp trực tiếp thường được áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh không có tư cách pháp nhân, những cơ sở kinh doanh hộ gia đình,….và sử dụng hoà đơn bán hàng thông thường ( không tính thuế ) để hạch toán.
– tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng cho tất cả các cơ sở kd có tư cách pháp nhân, sử dụng hoá đơn GTGT ( Ghi rõ doanh thu chưa thuế, thuế và tổng giá thanh toán).
Nếu DN áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp không có tiết mục hoàn thuế GTGT có nghĩa là không có Nợ tk 133 và Có tk 333 còn nếu DN mà áp dụng theo phương pháp khấu trừ thì đến khi DN nộp thuế có tiết mục Nợ tk 333 và có tk 133 . Có nghĩa là nếu DN có nhiều thuế đầu vào hơn thuế đầu ra thì DN được hoàn thuế GTGT
Doanh nghiệp áp dụng thuế trực tiếp:
tức là thuế phải nộp= thuế VAT nhân với mức thuế suất quy định.
Thúê nộp theo phương pháp khấu trừ:thuế phải nộp bằng thuế đầu ra – thuế đầu vào
trong đó thuế đầu ra=tổng gía thanh toán(co VAT)-giá trị hàng bán trên hóa đơn(không có thuế VAT)
thuế đầu vào=tổng giá thanh toán(có VAT)-giá trị hàng mua ghi trên hóa đơn(o có VAT).