- Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Bước vào hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ. Vốn hoạt động gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, và điều quan trọng là phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn.
- Tổ chức sử dụng tốt các số vố hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa các số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng. Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán. Mặt khác, cũng cần xác định rõ các khoản chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, xác định các khoản chi phí nào là chi phí cho hoạt động kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác. Những chi phí vượt quá định mức quy định hay những chi phí thuộc về các ngành kinh phí khác tài trợ, không được tính là chi phí hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống của công nhân viên chức. Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của doanh nghiệp. Không thể nói doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hiệu quả cao trong khi lợi nhuận hoạt động lại giảm. doanh nghiệp cần có phương pháp tối ưu trong việc phân chia lợi tức doanh nghiệp. Trong việc xác định tỷ lệ và hình thức các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
- Đảm bảo kiểm tra,kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.
Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhằm đánh giá điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể giúp cho lãnh.đạo doanh nghiệp trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.