"Bạn thích những gì bạn nói hơn là nghe người khác nói " – ‘Nói trong 60 phút’ Andy Rooney.
Những lời này nghe có quen không?
“Tôi bận rồi. Quay lại sau được không?”
“Cảm ơn. Chúng tôi có hết rồi”
“Chúng tôi không có khoản tiền nào cho chuyện đó cả”
Có lẽ bạn đã nghe hết mấy lời trên đó: khi bạn đang cố gắng diễn đạt ý định, bán sản phẩm hay dịch vụ gì đó. Nhưng nó có thể làm bạn nản lòng khi cứ tiếp tục đuổi theo những người mà vừa nhìn thấy bạn đã bỏ chạy.
Dưới đây là những cách thúc đẩy người khác ra quyết định cho bạn một cơ hội trong phút quan trọng đầu tiên.
THỪA NHẬN HỌ ĐANG BẬN
Những lời đầu tiên bạn nói nên là, “Tôi biết anh bận nhưng tôi có thể xin 3 phút được không?”
Bạn có biết được người nào mình chuẩn bị hỏi là không bận không? Nếu bạn bắt đầu nói mà không có một lời đề nghị chính xác khoảng thời gian thì mọi người sẽ bắt đầu mất kiên nhẫn.
Nếu họ không biết bạn sẽ lấy mất thời gian quý báu của họ trong bao lâu thì họ đã thấy bực bội vì họ nghĩ. “Anh có biết là tôi bận đến mức nào không?!”
Bằng cách thừa nhận rằng họ đang bận, mọi người sẽ thích lắng nghe hơn vì họ biết có lẽ họ chỉ bị mất một ít thời gian nhất định thay vì rối trí và tự hỏi, “Chuyện này sẽ mất bao lâu đây?” họ biết chính xác lượng thời gian bị mất.
Thêm vào đó hãy hỏi chứ không phải yêu cầu. Thay vì làm cả một bài diễn văn lải nhải một mình, bạn đã gây được sự chú ý khi xin phép họ. Nhiều người thích cảm giác ấy nên họ sẽ tình nguyện trả lời.
XIN MỘT LƯỢNG THỜI GIAN ÍT HƠN HỌ NGHĨ
Bạn muốn có một cách để lại ấn tượng tốt đẹp nhanh chóng với người ra quyết định ư? Hãy lắng đọng câu hỏi hay đề nghị của bạn vào một lượng thời gian nhất định.
Tôi có một khách hàng đang làm việc với Giám đốc công nghệ của Thế vận hội London . Tôi hỏi ông; “Bao lâu thì ông hoàn tất sân”
Ông ấy đáp, “1 tiếng”
Tôi nói, “Mike, anh làm gì có 1 tiếng”
Tôi lại nói , " Tôi chỉ có thể tưởng tượng cái mà anh sẽ cho tôi xem thôi. Tôi đã lấy hết 10 phút của anh rồi đấy. Nếu anh muốn tiếp tục cuộc nói chuyện sau đó, tôi rất vui lòng . Nếu anh gấp, chúng ta có thể trao đổi vào ngày mai”.
Nhà điều hành sẽ đánh giá cao bạn vì sử dụng thời gian hiệu quả và sự tôn trọng lịch trình của họ. Họ sẽ kết luận chính xác bạn là nhà cung cấp mà họ muốn làm việc chung hay không, một người mà họ có thể tin tưởng không làm lãng phí thời gian của họ.
LOẠI BỎ NGHI NGỜ TRƯỚC
Đặt bản thân vào tâm trí của người ra quyết định. Tại sao anh ta hay cô ta nói không với ý định của bạn? Tại sao họ không có hứng thú gì với nó?
Cứ thế trước đã. Nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ không thật sự được lắng nghe; họ sẽ đợi đến khi bạn ngừng nói rồi nói cho bạn nghe tại sao nó không hiệu quả.
Tưởng tượng họ đang suy nghĩ, “Anh điên tới nơi rồi, đến đây mà hỏi chuyện tiền nông, chúng tôi không có chút tiền nào đâu”.
Bạn bác bỏ, “Ông có thể nghĩ tối điên khi nó chuyện tiền bạc trong khi ông không còn khoản tiền nào nhưng xin hãy cho tôi ba phút thôi, tôi sẽ cho ông thấy chính xác cách mà chúng ta có thể bù đắp khoản đầu tư này trong 6 tuần đầu tiên”
Gỉa sử họ nghĩ, ‘Chúng tôi cố gắng rồi nhưng không hiệu quả” Đáp lại, “Tôi có thể tưởng tượng những gì ông nghĩ, ‘Chúng ta đã cố gắng nhưng không thành.’ Ông đúng, và tôi xác định chính xác điểm sai lầm của chúng ta trong thời gian quá và cách mà chúng ta có thể ngăn chặn nó tái diễn trong thời gian tới”
Hãy nhớ nếu bạn không giải tỏa nỗi nghi ngờ của họ thì họ sẽ không xem trọng lời nói của bạn vì chúng đã nằm sẵn trong suy nghĩ của họ rồi.
Vậy ai là người ra quyết định muốn hay không muốn nói chuyện với bạn? Bạn có đang gặp gỡ một khách hàng VIP không, có đang muốn có một khoản tiền cho một dự án đầu tư, mục đích hay một chiến lược đối tác nào không? Hãy sử dụng ba bước trên để vượt qua sự mất kiên nhẫn và đề phòng để họ có thể lắng nghe bạn.
Nguồn: Sam Horn